Với khoảng 4 triệu người đang làm việc, sinh sống và học tập ở 101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam nằm trong số 16 thị trường nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
“Ở Việt Nam, kiều hối ổn định hơn một số nước trong khu vực vì khi kinh tế khó khăn, các công dân Việt Nam ở nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ để duy trì nguồn tài chính chuyểnvề cho gia đình họ,” bà Drina Yue cho biết.
Theo bà Nguyễn Thị Như Lý, Giám đốc khu vực Đông Dương của Western Union, đa số lượng kiều hối chuyển về Việt Nam là của đối tượng đi xuất khẩu lao động chủ yếu ở các quốc gia và lãnh thổ như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Malaysia.
Hiện nay, có khoảng hơn 400.000 lao động ViệtNamđang làm việc ở nước ngoài nên nhu cầu chuyển tiền về nhà ngày càng tăng. Tuy nhiên, còn rất nhiều người lựa chọn các kênh chuyển tiền không chính thức, có rủi ro cao.
Bà Lý cũng nhận định, kiều hối về ViệtNamchủ yếu chảy về khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều lao động xuất khẩu. Nhu cầu gửi tiền về nhà của người dân ngày càng nhiều hơn. Trước đây, chủ yếu là tiền gửi để thăm hỏi người thân, nhưng hiện nay đã ngày càng nhiều người gửi tiền về nhà để xây dựng nhà cửa, đầu tư phát triển và hỗ trợ nhân đạo.
Western Unionchính thức cung cấp dịch vụ chuyển tiền tại Việt nam từ năm 1994. Đến nay, Western Union đã hỗ trợ nguồn tiền chuyển vào ViệtNamtừ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
Khách hàng tại Việt Nam có thể nhận tiền từ nước ngoài thông qua dịch vụ Chuyển tiền của Western Union tại khắp 63 tỉnh thành và hầu khắp các quận huyện trên cả nước thông qua 40 đại lý chính thức tại các ngân hàng, quỹ tín dụng dân dân, bưu điện và các doanh nghiệp tư nhân.
Được biết, năm 2010, Western Union đã thực hiện 214 triệu giao dịch cá nhân trên toàn cầu, giúp chuyển 76 tỷ USD trên toàn thế giới.
Thảo Nguyên (dan tri)