Thực tập sinh bỏ trốn tại Nhật Bản: Vì sao ?

Tình trạng thực tập sinh bỏ trốn hay bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lao động mà chính phủ hai nước đã ký kết.

Xem thêm:

Nhật Bản được xem là thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) trọng điểm của Việt Nam với tỉ lệ thực tập sinh (TTS) sang nước này làm việc liên tục tăng. Trong đó, chương trình TTS kỹ năng đã mang đến cơ hội lớn cho lực lượng lao động trẻ Việt Nam, giúp họ nâng cao nghề nghiệp và cải thiện thu nhập.

Bỏ trốn để nhanh trả nợ

Chính phủ Nhật Bản vừa yêu cầu Việt Nam rà soát, chấn chỉnh tình trạng TTS bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp. Dù không đưa ra tỉ lệ cụ thể nhưng phía Nhật Bản khẳng định hiện tỉ lệ bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp của TTS Việt Nam dẫn đầu danh sách những nước phái cử người sang Nhật Bản.

Theo các chuyên gia XKLĐ, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ trốn là vấn đề tài chính. Tài chính ở đây được hiểu là mức thu nhập và mức phí mà TTS phải bỏ ra để đến Nhật Bản. Người lao động (NLĐ) bỏ trốn với hy vọng tìm được nơi làm việc lương cao hơn nhưng nhiều người cho rằng do gánh nặng về mức phí quá lớn khi XKLĐ sang Nhật Bản.

Để được sang Nhật Bản làm việc, NLĐ phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn. Hầu hết số chi phí này, NLĐ không tự túc được mà phải vay ngân hàng hoặc vay lãi bên ngoài.

Đào tạo kỹ trước khi sang Nhật để hạn chế thực tập sinh bỏ trốn
Đào tạo kỹ trước khi sang Nhật để hạn chế thực tập sinh bỏ trốn

Để kiểm chứng, chúng tôi kết nối với một TTS tên Dương (quê Củ Chi, TP HCM). Dương cho biết đã bỏ trốn ra ngoài được 6 tháng và đang rất hối hận. Dương kể khi sang Nhật, anh làm cho một công ty cơ khí, công việc có phần nặng nhọc nhưng rất tốt, được ông chủ và đồng nghiệp người Nhật đánh giá cao. Lương sau khi trừ hết chi phí vẫn còn dư hơn 26 triệu đồng và số dư đó anh đều chuyển về quê cho mẹ trả nợ.

Thế nhưng, áp lực khoản nợ 240 triệu đồng vay nóng để làm chi phí sang Nhật Bản khiến Dương ám ảnh và tìm mọi cách để trả cho xong. Cách đây 6 tháng, khi được một số bạn bè Việt Nam tại Nhật giới thiệu ra ngoài làm việc, Dương đồng ý. “Vừa rồi, tôi bị phát hiện khi làm việc mà không có giấy phép nên bị chủ đuổi và không trả lương. Giờ tôi phải sống tạm nhà bạn và chờ mua vé để về quê” – anh Dương chua chát.

Một nguyên nhân được các chuyên gia đánh giá tác động không nhỏ đến việc này là sự thiếu minh bạch thông tin trên thị trường tuyển dụng cũng như việc chia sẻ ý nghĩa của chương trình TTS chưa được quan tâm đúng mức. Vì thiếu thông tin nên TTS khó biết được đâu là doanh nghiệp (DN) đủ chức năng phái cử; đâu là những tiêu chí, mục tiêu mà chương trình đặt ra để bảo đảm các điều kiện việc làm cũng như cơ hội học tập.

Do đó, TTS phải thông qua “cò” hoặc gặp những DN phái cử thu phí cao nếu muốn tham gia chương trình. Điều này dẫn đến việc nhiều TTS phải vay nợ cũng như chịu áp lực trả nợ trong giai đoạn đầu làm việc khiến họ mất tập trung tiếp thu kỹ năng, phát sinh nguy cơ bỏ trốn.

Ràng buộc trách nhiệm doanh nghiệp phái cử

Trước tình trạng này, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) chấn chỉnh lại tất cả các DN phái cử để bảo đảm TTS có thể sang làm việc tại Nhật Bản trong điều kiện tốt nhất. Sắp tới, Bộ LĐ-TB-XH sẽ ngừng hợp tác, không cho các DN, nghiệp đoàn có tỉ lệ TTS bỏ trốn cao tham gia chương trình này.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH cũng đang nỗ lực đàm phán với Nhật Bản để sớm đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho DN phái cử. Theo đó, các DN đạt xếp hạng 6 sao, 5 sao theo đánh giá từ bộ quy tắc ứng xử trong lĩnh vực xuất khẩu lao động mới được phái cử lao động các ngành nghề đặc thù, có nguy cơ bỏ trốn cao.

Ông Katsuaki Suga, Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác lao động quốc tế (IRO), cho biết công tác đào tạo chưa được bài bản cũng chính là nguyên nhân khiến TTS bỏ trốn ở Nhật Bản. Do chưa quen với tác phong làm việc của người Nhật nên TTS không theo kịp, từ đó chán nản và tìm cách trốn ra ngoài.

“Họ cần được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ trước khi đến Nhật Bản. Kể cả việc học cách đi đứng, nói chuyện và đặc biệt là văn hóa ứng xử, văn hóa công sở, nhà máy của Nhật Bản. Có như thế, TTS mới ít bị bỡ ngỡ mà xắn tay làm việc ngay. Trong số các nước có phái cử TTS đến Nhật Bản, chúng tôi vẫn đánh giá rất cao các bạn đến từ Việt Nam bởi độ siêng năng, cần cù và học hỏi rất nhanh” – ông Suga chia sẻ.

Chủ tịch IRO cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp mạnh tay để ràng buộc các DN phái cử lao động để họ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các tiêu chí mà chương trình đưa ra. Các DN cũng phải ràng buộc các trách nhiệm cụ thể nếu để TTS do mình phái cử bỏ trốn.

Có thể bị phạt tù

TTS bỏ trốn ra ngoài trong khi đang trong thời hạn hợp đồng hoặc sau khi hết hạn, nếu bị phát hiện sẽ buộc phải về nước và chịu mọi chi phí, cấm không được nhập cảnh Nhật Bản trong vòng 5 năm. Tùy theo mức độ, TTS vi phạm có thể bị phạt tù lên tới 3 năm hoặc phạt tiền đến 3 triệu yen.

(Theo báo Dân Trí: https://dantri.com.vn/viec-lam/thuc-tap-sinh-bo-tron-tai-nhat-ban-vi-sao-20180827080946214.htm )

Lưu ý:  Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ:
http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!
Tại Hà Nội:
Mr Toàn: 0912 171 090           – email: Ldtoan1977@gmail.com
Ms Trang: 0974 673 293 – email: phamthuytrang222@gmail.com
Tel: 0243.540.1286

Địa chỉ văn phòng công ty: Số 5, ngõ 292  Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *