Hiện có khoảng 500.000 LĐ và chuyên gia VN đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để số LĐ này có việc làm bền vững, quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, CĐ rất cần nâng cao vai trò của mình, mà trước hết là phối hợp với CĐ các nước sở tại.
Rất nhiều NLĐ mong muốn được đi xuất khẩu lao động (ảnh mang tính minh hoạ). Ảnh: Khánh Hà
Người lao động chưa biết hết quyền và trách nhiệm
Từ năm 1990 trở lại đây việc đưa LĐVN đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do các tổ chức kinh tế có giấy phép kinh doanh hoạt động xuất khẩu LĐ thực hiện thông qua các hợp đồng ký kết với đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng thầu khoán công trình ở nước ngoài. Quyền và lợi ích của NLĐ được đảm bảo bằng HĐLĐ và do các tổ chức kinh tế đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bảo vệ trực tiếp.
Trong thời gian từ năm 2001 đến hết tháng 6.2011 đã đưa trên 780.000 lượt LĐ và chuyên gia đi làm việc tại trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Với lực lượng LĐ và chuyên gia làm việc tại nước ngoài, hằng năm đất nước thu về khoảng 1,6 tỉ USD. Số tiền này giúp nhiều gia đình có vốn kinh doanh, thoát nghèo. NLĐ, sau thời gian làm việc ở nước ngoài trình độ tay nghề được nâng lên, khả năng hoà nhập thị trường LĐ trong nước tốt hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy đang thiếu cơ chế bảo vệ hiệu quả cho NLĐ khi quyền lợi bị chủ sử dụng LĐ nước sở tại xâm hại. Có hiện tượng một số NLĐ VN bỏ trốn ra ngoài làm việc, không thực hiện nghiêm túc HĐLĐ đã ký do mức tiền lương thấp hơn mức thu nhập của thị trường LĐ của nước sở tại. Theo khảo sát tại VN của chuyên gia nước ngoài được công bố tại Hội thảo “Nâng cao vai trò của tổ chức CĐ trong việc bảo vệ NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN tổ chức mới đây cho thấy, qua mẫu khảo sát thực hiện đối với 300 LĐ có ý định đi làm việc ở nước ngoài (tuổi từ 18-40) thì tại Thanh Hóa chỉ có 107 LĐ biết chi phí để làm việc ở nước ngoài và ở Quảng Ngãi số này là… 4 người. Ở Quảng Ngãi có tới 93% số LĐ không biết bất kỳ điều khoản nào nằm trong HĐLĐ, ở Thanh Hóa tỉ lệ này là 27%.
Tuân thủ HĐLĐ và pháp luật nước sở tại
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hiện phần lớn chưa được tổ chức CĐ trực tiếp bảo vệ do thiếu cơ chế và nguồn lực thực hiện. Theo Ban Chính sách – Pháp luật Tổng LĐLĐVN, những tồn tại hiện nay đã làm cho không ít LĐVN đang làm việc ở nước ngoài bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Đây là vấn đề đang được CĐVN quan tâm xây dựng một chiến lược hành động, khắc phục tình hình, nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ có việc làm bền vững ở nước ngoài.
Đã có khá nhiều đề xuất được đưa ra nhằm nâng cao vai trò của CĐ trong lĩnh vực này và có giải pháp bảo vệ lực lượng LĐ đang làm việc ở nước ngoài, góp phần phát triển hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm việc làm, thu nhập cho NLĐ thời gian tới; trong đó có đề nghị Tổng LĐLĐVN tăng cường tổ chức khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực tế tình hình NLĐ VN đã và đang làm việc ở nước ngoài; nhu cầu và mong muốn của NLĐ… từ đó đề xuất việc sửa đổi bổ sung chính sách pháp luật hiện hành, trước hết là Luật NLĐVN làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cần phải có quy định quyền và trách nhiệm của CĐ.
Tăng cường các hoạt động đối ngoại của CĐ, đặc biệt đối với Tổ chức LĐ quốc tế (ILO) và CĐ các nước có số lượng lớn LĐVN đang làm việc nhằm trao đổi thông tin, tiếp nhận sự ủng hộ của ILO và tổ chức CĐ nước sở tại trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐVN theo HĐLĐ và theo pháp luật nước sở tại. Bên cạnh đó cần thực hiện hoạt động ký kết các văn bản thoả thuận, phối hợp với CĐ các nước sở tại; cử đại diện CĐ đến làm việc tại các nước có số lượng từ 50.000 LĐVN trở lên.
Một ví dụ,Malaysialà nước nhận số lượng lớn LĐVN, khoảng 90.000 người. K.Somasundram – CB của LĐLĐ Malaysia (MTUC) – cho biết, vì việc bóc lột và vi phạm các điều luật LĐ đang trở nên tồi tệ nên MTUC đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo với các nhóm LĐ di cư VN tại Penang Port Klang, Selangor, Malacca và Johore về “Quyền của LĐ là quyền con người” để nâng cao nhận thức cho LĐ di cư VN. MTUC cũng tập huấn 6 buổi cho khoảng 500 LĐVN. Các hoạt động này giúp LĐVN tạiMalaysiabiết về quyền của họ cũng như hiểu về luật pháp, thực tiễn áp dụng tạiMalaysia.
-Những nước, vùng lãnh thổ nhận số lượng lớn LĐVN như Malaysia với khoảng 90.000 người, Đài Loan trên 80.000 người, Hàn Quốc khoảng 45.000 người.-Trong 5 năm trở lại đây (từ 2006), bình quân mỗi năm VN đưa được gần 80.000 LĐ, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hằng năm.-Hiện còn 169 DN có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. (Nguồn: Cục Quản lý LĐ nước ngoài – Bộ LĐTBXH) |
Thu Trà(Bao Lao dong)
Mọi chi tiết xin liên hệ:
TRUNG TÂM HỢP TÁC NHÂN LỰC QUỐC TẾ – VINAINCOMEX
Địa chỉ:04 – M6B -TT6 – Bắc Linh Đàm – Phường Đại Kim – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại: 0435.401.286
Di động: 0912.171.090 (Anh Toàn)
Cần tuyển những người lao động yêu lao động, mong muốn kiếm tiền thay đổi cuộc sống. Thật sự có ý thức trong công việc.
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN
Hãy giữ gìn, phát huy truyền thống và làm đẹp hình ảnh tổ quốc Việt nam ở nước ngoài
Hãy giữ gìn, phát huy truyền thống và làm đẹp hình ảnh tổ quốc Việt nam ở nước ngoài
Hãy giữ gìn, phát huy truyền thống và làm đẹp hình ảnh tổ quốc Việt nam ở nước ngoài
Hãy giữ gìn, phát huy truyền thống và làm đẹp hình ảnh tổ quốc Việt nam ở nước ngoài