BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VIẾT VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM NĂM 2012

Chỉ còn đúng một ngày là năm 2012 khép lại. Năm qua kinh tế Việt Nam có nhiều biến động rất phức tạp và khó khăn nhưng chúng ta vẫn cố gắng duy trì để góp phần tạo việc làm với mức thu nhập ổ định cho người lao động. Trước thềm năm mới, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã có bài viết về vấn đề này:

Năm 2012, kinh tế nước ta có nhiều biến động rất phức tạp và khó khăn. Kinh tế tăng trưởng thấp, dự kiến chỉ đạt 5,2-5,3% (so với chỉ tiêu đặt ra là 6-6,5%). Trong bối cảnh đó, Chính phủ vẫn tiếp tục kiên trì thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách xã hội, trọng tâm là tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo; quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị – xã hội; tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Ðứng trước tình hình khó khăn của đất nước hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc thu hẹp sản xuất, số người lao động bị mất việc làm và thiếu việc làm tăng. Tuy nhiên, do đặc thù của lao động Việt Nam phần lớn là lao động phổ thông, hiện nay tại nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) khu vực phía nam như tại Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh… nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn ở mức cao, chủ yếu là lao động phổ thông, nên khi bị mất việc làm, người lao động có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp tại các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, với việc các doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2012 (chín tháng đầu năm 2012 cả nước có thêm 51.000 doanh nghiệp mới được thành lập), cũng góp phần thu hút thêm số lượng đáng kể lao động vào làm việc. Do đó, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2012 dự báo chỉ đạt ở mức thấp 5,2 – 5,3%, nhưng số lao động được giải quyết việc làm thông qua các Chương trình phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 vẫn đạt  tương đối cao (ước tính đạt khoảng 1,3 triệu lượt lao động).

Bên cạnh biện pháp phát triển kinh tế, việc hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho người lao động thông qua dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm được đẩy mạnh. Với tổng nguồn Quỹ đến thời điểm hiện nay khoảng 5.743 tỷ đồng (trong đó, nguồn do Trung ương quản lý là 4.286 tỷ đồng, nguồn địa phương là 1.457 tỷ đồng), hằng năm cho vay hơn 100 nghìn dự án, với doanh số cho vay hơn 2.000 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động mỗi năm. Năm 2012, thông qua Quỹ Quốc gia về việc làm đã tạo việc làm cho khoảng 160.000 lao động. Quỹ cũng tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.

Cùng với đẩy mạnh tạo việc làm trong nước, chúng ta cũng tích cực đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Năm 2012, hoạt động xuất khẩu lao động cũng gặp khó khăn bởi khủng hoảng kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp ngoài nước phá sản, tạm ngừng hoạt động nên không nhận thêm lao động. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh về chất lượng lao động của các quốc gia khác trên cùng một thị trường. Những thị trường trọng điểm hiện nay của ngành xuất khẩu lao động nước ta vẫn là Ðài Loan (Trung Quốc), Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Nhật Bản,… cũng đang gặp khó khăn.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị thất nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn khi bị mất việc làm, tìm kiếm việc làm mới, ổn định cuộc sống, từ ngày 1-1-2009, chính sách bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực. Sau gần bốn năm triển khai, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã đi vào cuộc sống, được người lao động và xã hội đón nhận. Ðến nay, cả nước có khoảng 8,1 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2012, đã có 432.356 người thất nghiệp có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, trong đó, có 342.145 người được tư vấn giới thiệu việc làm, 70.656 người được giới thiệu việc làm, 4.776 người được hỗ trợ học nghề để duy trì hoặc chuyển đổi việc làm.

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố trong cả nước, năm 2012, cả nước giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 triệu lượt lao động (đạt khoảng 95% kế hoạch năm), trong đó, có khoảng 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng đây cũng là một trong những thành công của nước ta trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.

Năm 2012 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tập trung triển khai các định hướng của Ðảng, Nhà nước về giải quyết các vấn đề xã hội trong tình hình mới. Ngành đã chuẩn bị Ðề án trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 5 vào tháng 5-2012. Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết 15 về Một số vấn đề xã hội giai đoạn 2012-2020. Trong đó khẳng định: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế… không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công, và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Ðây chính là nghị quyết chuyên đề về An sinh xã hội quan trọng của Ðảng, có ảnh hưởng đến toàn xã hội mà ngành lao động – thương binh và xã hội cùng các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Cũng trong năm, Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực từ 1-5-2013 với một số quy định mới được các đại biểu Quốc hội tán thành cao như quy định: Tiền lương làm thêm được tính vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Chính sách nghỉ thai sản sáu tháng đối với nữ cán bộ, công nhân viên – một quy định tiến bộ nhằm bảo đảm sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Với độ tuổi về hưu của nam và nữ cơ bản được giữ như hiện hành (nam 60, nữ 55 tuổi), nhưng có điều chỉnh đối với nhóm lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo do bị suy giảm sức lao động được về hưu trước thời gian quy định. Luật cũng quy định cụ thể thời gian tăng tuổi về hưu đối với nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao…

Trong năm 2012, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách xã hội, trọng tâm là tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ước cả năm giảm 1,76%. Tuy không đạt kế hoạch là 2% nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn thì đây là một cố gắng lớn; quan tâm chăm lo 8,8 triệu người có công, trong đó gần 1,5 triệu người đang hưởng trợ cấp thường xuyên. Số hộ người có công có mức sống thấp hơn mức trung bình tại địa bàn nơi cư trú giảm xuống còn dưới 5%; thu hút được 10,34 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có 10,2 triệu người là bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 4,2% so với cùng kỳ; 8,07 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng 6,6% so với cùng kỳ; thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho gần 2,3 triệu người (hơn 40 nghìn người trong các cơ sở bảo trợ xã hội). Ðã kịp thời cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Năm 2013, nền kinh tế của nước ta và thế giới được dự báo vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ cũng đã ra Nghị quyết tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn năm 2012 và bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với đó là việc nâng cao năng lực dự báo, chủ động điều hành và có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời để ứng phó có hiệu quả với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Toàn ngành cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách mới theo nghị quyết và kết luận Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XI) về chính sách xã hội, tiền lương, cũng như triển khai Bộ luật Lao động sửa đổi, Pháp lệnh ưu đãi Người có công sửa đổi… Quan tâm bảo đảm mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật như: Luật Việc làm; sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Dạy nghề; các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động sửa đổi, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, cùng các chương trình, đề án để triển khai các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh những nhóm nhiệm vụ chung, toàn ngành cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn, người nghèo, bộ đội xuất ngũ và lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong tạo việc làm, cần nghiên cứu mở thêm thị trường mới, phấn đấu đưa khoảng 85 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Triển khai có hiệu quả các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, đặc biệt với địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, nghiên cứu chính sách hỗ trợ phù hợp các hộ cận nghèo. Quan tâm trợ giúp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Kịp thời cứu đói giáp hạt, cứu trợ nhân dân vùng bị thiên tai, bão lụt, mất mùa. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công, nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu. Ðến hết năm 2013, cùng cả nước phấn đấu giải quyết cơ bản về nhà ở đối với hộ người có công đang có khó khăn về nhà ở. Có  chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với người có công và thân nhân của họ phát triển sản xuất, việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm kinh nghiệm và nguồn lực cho thực hiện các nhiệm vụ của ngành.

VnMedia)- Chỉ còn đúng một ngày là năm 2012 khép lại. Năm qua kinh tế Việt Nam có nhiều biến động rất phức tạp và khó khăn nhưng chúng ta vẫn cố gắng duy trì để góp phần tạo việc làm với mức thu nhập ổ định cho người lao động. Trước thềm năm mới, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã có bài viết về vấn đề này.

VnMedia xin giới thiệu bài viết này:

Năm 2012, kinh tế nước ta có nhiều biến động rất phức tạp và khó khăn. Kinh tế tăng trưởng thấp, dự kiến chỉ đạt 5,2-5,3% (so với chỉ tiêu đặt ra là 6-6,5%). Trong bối cảnh đó, Chính phủ vẫn tiếp tục kiên trì thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách xã hội, trọng tâm là tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo; quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị – xã hội; tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Ðứng trước tình hình khó khăn của đất nước hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc thu hẹp sản xuất, số người lao động bị mất việc làm và thiếu việc làm tăng. Tuy nhiên, do đặc thù của lao động Việt Nam phần lớn là lao động phổ thông, hiện nay tại nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) khu vực phía nam như tại Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh… nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn ở mức cao, chủ yếu là lao động phổ thông, nên khi bị mất việc làm, người lao động có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp tại các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, với việc các doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2012 (chín tháng đầu năm 2012 cả nước có thêm 51.000 doanh nghiệp mới được thành lập), cũng góp phần thu hút thêm số lượng đáng kể lao động vào làm việc. Do đó, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2012 dự báo chỉ đạt ở mức thấp 5,2 – 5,3%, nhưng số lao động được giải quyết việc làm thông qua các Chương trình phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 vẫn đạt  tương đối cao (ước tính đạt khoảng 1,3 triệu lượt lao động).

Bên cạnh biện pháp phát triển kinh tế, việc hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho người lao động thông qua dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm được đẩy mạnh. Với tổng nguồn Quỹ đến thời điểm hiện nay khoảng 5.743 tỷ đồng (trong đó, nguồn do Trung ương quản lý là 4.286 tỷ đồng, nguồn địa phương là 1.457 tỷ đồng), hằng năm cho vay hơn 100 nghìn dự án, với doanh số cho vay hơn 2.000 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động mỗi năm. Năm 2012, thông qua Quỹ Quốc gia về việc làm đã tạo việc làm cho khoảng 160.000 lao động. Quỹ cũng tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.

Cùng với đẩy mạnh tạo việc làm trong nước, chúng ta cũng tích cực đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Năm 2012, hoạt động xuất khẩu lao động cũng gặp khó khăn bởi khủng hoảng kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp ngoài nước phá sản, tạm ngừng hoạt động nên không nhận thêm lao động. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh về chất lượng lao động của các quốc gia khác trên cùng một thị trường. Những thị trường trọng điểm hiện nay của ngành xuất khẩu lao động nước ta vẫn là Ðài Loan (Trung Quốc), Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Nhật Bản,… cũng đang gặp khó khăn.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị thất nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn khi bị mất việc làm, tìm kiếm việc làm mới, ổn định cuộc sống, từ ngày 1-1-2009, chính sách bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực. Sau gần bốn năm triển khai, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã đi vào cuộc sống, được người lao động và xã hội đón nhận. Ðến nay, cả nước có khoảng 8,1 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2012, đã có 432.356 người thất nghiệp có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, trong đó, có 342.145 người được tư vấn giới thiệu việc làm, 70.656 người được giới thiệu việc làm, 4.776 người được hỗ trợ học nghề để duy trì hoặc chuyển đổi việc làm.

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố trong cả nước, năm 2012, cả nước giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 triệu lượt lao động (đạt khoảng 95% kế hoạch năm), trong đó, có khoảng 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng đây cũng là một trong những thành công của nước ta trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.

Năm 2012 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tập trung triển khai các định hướng của Ðảng, Nhà nước về giải quyết các vấn đề xã hội trong tình hình mới. Ngành đã chuẩn bị Ðề án trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 5 vào tháng 5-2012. Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết 15 về Một số vấn đề xã hội giai đoạn 2012-2020. Trong đó khẳng định: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế… không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công, và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Ðây chính là nghị quyết chuyên đề về An sinh xã hội quan trọng của Ðảng, có ảnh hưởng đến toàn xã hội mà ngành lao động – thương binh và xã hội cùng các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Cũng trong năm, Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực từ 1-5-2013 với một số quy định mới được các đại biểu Quốc hội tán thành cao như quy định: Tiền lương làm thêm được tính vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Chính sách nghỉ thai sản sáu tháng đối với nữ cán bộ, công nhân viên – một quy định tiến bộ nhằm bảo đảm sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Với độ tuổi về hưu của nam và nữ cơ bản được giữ như hiện hành (nam 60, nữ 55 tuổi), nhưng có điều chỉnh đối với nhóm lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo do bị suy giảm sức lao động được về hưu trước thời gian quy định. Luật cũng quy định cụ thể thời gian tăng tuổi về hưu đối với nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao…

Trong năm 2012, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách xã hội, trọng tâm là tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ước cả năm giảm 1,76%. Tuy không đạt kế hoạch là 2% nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn thì đây là một cố gắng lớn; quan tâm chăm lo 8,8 triệu người có công, trong đó gần 1,5 triệu người đang hưởng trợ cấp thường xuyên. Số hộ người có công có mức sống thấp hơn mức trung bình tại địa bàn nơi cư trú giảm xuống còn dưới 5%; thu hút được 10,34 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có 10,2 triệu người là bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 4,2% so với cùng kỳ; 8,07 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng 6,6% so với cùng kỳ; thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho gần 2,3 triệu người (hơn 40 nghìn người trong các cơ sở bảo trợ xã hội). Ðã kịp thời cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Năm 2013, nền kinh tế của nước ta và thế giới được dự báo vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ cũng đã ra Nghị quyết tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn năm 2012 và bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với đó là việc nâng cao năng lực dự báo, chủ động điều hành và có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời để ứng phó có hiệu quả với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Toàn ngành cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách mới theo nghị quyết và kết luận Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XI) về chính sách xã hội, tiền lương, cũng như triển khai Bộ luật Lao động sửa đổi, Pháp lệnh ưu đãi Người có công sửa đổi… Quan tâm bảo đảm mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật như: Luật Việc làm; sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Dạy nghề; các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động sửa đổi, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, cùng các chương trình, đề án để triển khai các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh những nhóm nhiệm vụ chung, toàn ngành cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn, người nghèo, bộ đội xuất ngũ và lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong tạo việc làm, cần nghiên cứu mở thêm thị trường mới, phấn đấu đưa khoảng 85 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Triển khai có hiệu quả các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, đặc biệt với địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, nghiên cứu chính sách hỗ trợ phù hợp các hộ cận nghèo. Quan tâm trợ giúp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Kịp thời cứu đói giáp hạt, cứu trợ nhân dân vùng bị thiên tai, bão lụt, mất mùa. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công, nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu. Ðến hết năm 2013, cùng cả nước phấn đấu giải quyết cơ bản về nhà ở đối với hộ người có công đang có khó khăn về nhà ở. Có  chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với người có công và thân nhân của họ phát triển sản xuất, việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm kinh nghiệm và nguồn lực cho thực hiện các nhiệm vụ của ngành.

 Theo Báo điện tử VnMedia

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *