HỘI NGHỊ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Ngày 21 tháng 5 năm 2013, tại Hà Nội , Hiệp hội XKLĐ Việt Nam phối hợp với Tổ chức lao động Quốc tê (ILO) đã tổ chức Hội nghị sơ kết năm đầu thực hiện thí điểm giám sát và đánh giá 20 doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện Bộ quy tắc ứng xử (CoC-VN) 

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng thường trực Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước ( DOLAB ), Thanh tra Bộ và Vụ Hợp tác quốc tế Bộ LĐ-TBXH, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Tổng liên đoàn Lao động VN; lãnh đạo, chuyên viên của 9 Sở LĐ-TB& XH,  lãnh đạo 20 doanh nghiệp đã thực hiện thí điểm và 8 Doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện trong năm 2013.

 

Phía ILO có ông Max Tunon, chuyên gia cao cấp của ILO tại Bankok và bà Nguyễn Thị Mai Thủy, điều phối viên của chương trình ILO tại Hà Nội.

 

Báo cáo Sơ kết đánh giá năm đầu thực hiện cơ chế giám sát và đánh giá thực hiện COC-VN được Chủ tịch Hiệp hội, TS Nguyễn Lương Trào trình bầy, khái quát toàn bộ các hoạt động đã triển khai trong năm qua, bao gồm một hệ thống các công việc nhằm thực hiện tốt cơ chế giám sát, đánh gía các doanh nghiệp thực hiện CoC-VN, đó là: tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành- Ban Kiểm tra Hiệp hội để quyết định ban hành Cơ chế giám sát, đánh giá; ký kết các thỏa thuận phối hợp hoạt động với các Sở LĐ-TB & XH địa phương, DOLAB, Thanh tra Bộ và Ban Quản lý lao động ở nước ngoài; ban hành và cung cấp đầy đủ cho các cơ quan lao động địa phương, doanh nghiệp XKLĐ cuốn tài liệu “Cơ chế giám sát và đánh giá việc thực hiện CoC-VN của các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài”; tổ chức 2 lớp tập huấn tập trung cho Lãnh đạo và cán bộ của 20 doanh nghiệp thí điểm và một số Sở Lao động TBXH địa phương nơi có số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài, Chủ tịch Hiệp hội trực tiếp đến 15 doanh nghiệp tập huấn cho toàn thể cán bộ nhân viên; tích cực thu thập và kiểm chứng thông tin liên quan tới hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp được đánh giá ; thăm và kiểm tra các lớp học giáo dục định hướng cho người lao động và hướng dẫn cho các học viên ghi phiếu điều tra phục vụ đánh giá doanh nghiệp trong khâu đào tạo những kiến thức cần thiết cho người lao động và chất lượng dịch vụ của doanh nghiêp và lấy ý kiến đánh giá của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội . Trên cơ sở các thông tin đã thu thập và kiểm chứng, tổ chức họp Hội đồng Giám sát và đánh giá. Báo cáo nhấn mạnh, thực hiện đồng bộ các hoạt động trên, kết quả triển khai thực hiện COC-VN đãđáp ứng  cơ bản  các mục tiêu về yêu cầu , nội dung, quy trình và tiến độ thực hiện. Hội đồng giám sát, đánh giá thống nhất tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp thành 4 nhóm: loại tốt gồm 2 mức A1 và A2; loại khá gồm B1 và B2; Loại trung bình gồm C1 và C2; và loại yếu là loại D.

Kết quả chấm điểm và xếp hạng 20 DN đã được công bố chính thức tại hội nghị. Trong không khí trang trọng, Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Lương Trào và Chuyên gia cao cấp ILO tại Bankok Max Tunon đã  trao Giấy chứng nhận xếp hạng cho các doanh nghiệp. Kết quả xếp hạng như sau :

(i) Loại tốt A1  gồm các Doanh nghiệp sau: LOD, LETCO, SONA, VINACONEX-MEC, SOVILACO, TTLC, SULECO và GAET;

(ii) Loại tốt A2 gồm : VIRASIMEX,VINAINCOMEX,SIMCO Sông Đà, INMASCO, OLECO, HOÀNG LONG, TOCONTAP Sài Gòn và HITECO;

(iii) Loại khá B1: gồm CHÂU HƯNG, VINATEX- LC và VINAGIMEX;

     (iv) Loại khá B2 :  HALASUCO.

Về tỷ lệ : Loại tốt A1 : 8 doanh nghiệp chiếm 40% ;Loại tốt A2: 8 doanh nghiệp chiếm 40%; Loại khá B1 : 3 doanh nghiệp chiếm 15% ; và Loại khá B2 : 1 doanhnghiệp, chiếm 5%.

Báo cáo cũng đề cập hoạt động năm 2013 sẽ mở rộng diện ra 50 doanh nghiệp (bao gồm 20 doanh nghiệp đã giám sát đánh giá năm 2012 và 30 doanh nghiệp mới). Thu hút thêm các Sở LĐ-TB&XH tham gia giám sát đánh giá doanh nghiệp, sẽ ký thoả thuận hợp tác cung cấp thông tin giám sát đánh giá doanh nghiệp với 8 Sở: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hoà Bình và thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng thường trực Nguyễn Thanh Hòa đã khẳng định : việc giám sát, đánh giá mức độ tuân thủ COC-VN sẽ thúc đẩy DN chủ động thực hiện tốt hơn luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Đặc biệt các tiêu chí đánh giá này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể xây dựng uy tín, nâng cao thương hiệu vị thế của mình trong mắt người lao động và đối tác nước ngoài .Triển khai COC-VN do Hiệp hội tổ chức là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường công tác quản lý XKLĐ, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; góp phần phát triển bền vững hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.Đồng thời góp phần nâg cao vị thế đất nước. Xuất khẩu lao động Việt nam còn nhiều mặt đi sau nhiều nước, nhưng đã đi trước trong việc triển khai thực hiện trên thực tế xây dựng và áp dụng CoC-VN cùng cơ chế và bộ công cụ giám sát, đánh giá viêc chấp hành của doanh nghiệp. Bộ LĐ-TB&XH nhiệt liệt hoan nghênh và cám ơn đóng góp tích cực của VAMAS về việc này và sẽ tạo mọi điều kiện để Hiệp hội tổ chức tốt hoạt động này; yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước cần phối hợp chặt chẽ để có thể triển khai rộng rãi việc áp dụng COC-VN cho toàn bộ các doanh nghiệp được cấp phép trong thời gian tới .

Thứ trưởng Hòa mong muốn Hiệp hội tiếp tục thưc hiện lịch trình mở rộng triể khai CoC-Vn đến mọi doanh nghiêp. Đồng thời rút kinh nghiệm để thu thập đầy đủ thông tin phục vụ giám sát, đánh giá; công bố công khai kết quả đánh giá; có cơ chế khen thưởng và xử phạt theo kêt quả thực hiện của doanh nghiêp.

Ý kiến của các đại biểu đều đánh giá cao việc tổ chức thực hiện COC-VN trong thời gian qua cũng như những tác động tích cực của việc triển khai này và mong muốn Hiệp hội sớm mở rộng việc áp dụng cho nhiều DN hội viện được tham gia và được đánh giá xếp hạng trong kế hoạch triển khai tới .

Trong lời phát biểu bế mạc, ông Max Tunon cho rằng, việc tổ chức hội nghị sơ kết thật ấn tượng. Việc ban hành Bộ quy tắc COC-VN là một thành công lớn của VN trong hoạt động này và trên thế giới đã có một số nước có sản phẩm này. Song cho đến nay để sản phẩm này có thể thực thi và áp dụng được, cá nhân tôi mới thấy thực hiện được ở Việt Nam. Sẽ là kinh nghiệm hay, là mô hình tích cực để có thể trao đổi kinh nghiệm với các nước, tôi đánh giá rất cao quá trình tổ chức của Hiệp hôi và sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cũng như các cơ quan liên quan trong sự phối hợp hành động và vai trò đặc biệt chủ động của các doanh nghiệp; đã có thể hiện thực hóa bộ công cụ đánh giá này. Có thể nói các bạn đã thành công bước đầu và hy vọng tại diễn đàn khu vực và thế giớ,i kinh nghiệm thực hiện COC-VN của Việt Nam sẽ được giới thiệu và là hình mẫu để các nước tham khảo và học tập, mặc dù các bạn mới thực hiện trong giai đoạn thí điểm . Tán thành các ý kiến phát biểu, thời gian tới Hiệp hội nên mở rộng quy mô các doanh nghiệp được xếp hạng và các phương hướng mà báo cáo của Chủ tịch Hiệp hội đã nêu ra là tích cực và hoàn toàn tán thành với các đề xuất báo cáo đã nêu ra ./.

(Theo tin từ Hiệp hội Xuất khẩu lao động)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *