600 người đi xuất khẩu lao động quay trở lại làm việc tại Libya

Dự kiến, quý 1 năm 2013, Việt Nam sẽ mở rộng việc đưa lao động quay trở lại làm việc tại thị trường Libya.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa lao động Việt Nam trở lại làm việc tại thị trường Libya.

Theo dự kiến, quý 1 năm 2013, Việt Nam sẽ mở rộng việc đưa lao động quay trở lại làm việc tại thị trường Libya.

Đầu năm 2011,

Do khủng hoảng chính trị tại Libya, Việt Nam phải tổ chức đưa trên 10.000 lao động đang làm việc tại quốc gia Bắc Phi này về nước.

Gần đây, nhận thấy tình hình chính trị ở Libya dần ổn định và bắt đầu có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã để một số doanh nghiệp bắt đầu thí điểm đưa lao động trở lại Libya làm việc.

Đến thời điểm này, đã có 600 lao động quay trở lại làm việc trong các công trường xây dựng ở Libya.

Ông Đặng Huy Hồng – Tổng Giám đốc Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: Do Libya là thị trường truyền thống của công ty từ năm 1994 nên ngay sau khi bạn có nhu cầu tiếp nhận lao động quay trở lại làm việc, công ty đã tích cực phối hợp với các đối tác có uy tín đưa lao động đi.

Trong số 600 lao động quay trở lại làm việc tại Libya, có gần 300 lao động do công ty đưa đi. Hiện đã có 60% trong tổng số 2112 lao động của công ty từng làm việc ở Libya phải về nước trước thời hạn năm 2011 mong muốn quay trở lại làm việc tại thị trường Bắc Phi này.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là trong trường hợp phát sinh tình huống xấu, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nghiêm một số điều kiện như: Mức lương tối thiểu sau khi trừ thuế và các khoản đóng góp khác sẽ là 260 USD/tháng đối với lao động không nghề; 300 USD/tháng đối với lao động bán nghề; 320 USD/tháng đối với lao động lành nghề.

Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng, bên môi giới phải hoàn trả lại người lao động một phần tiền đã nộp theo nguyên tắc làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp.

Bên cạnh đó, hợp đồng cung ứng lao động phải có điều khoản quy định về phương án bảo đảm an toàn cho người lao động trong trường hợp khẩn cấp…

Trước khi đưa lao động đi, doanh nghiệp phải báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước danh sách người lao động./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *