Cánh cửa mở rộng cho lao động Việt Nam sang nhật bản

Từ ngày 1/7, lao động Việt Nam sang Nhật Bản không phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng. Đây là tin vui đối với nhiều người lao động, bởi trước đó khoản tiền bảo lãnh hợp đồng là một cửa ải khó vượt qua.

Theo luật xuất nhập cảnh mới của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1/7, lao động Việt Nam sang Nhật Bản không phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng. Theo quy định mới tại luật xuất nhập cảnh của Nhật Bản, khoản tiền đặt cọc này sẽ bị nghiêm cấm thu. Nếu tổ chức tiếp nhận lao động Việt Nam sang Nhật phát hiện doanh nghiệp trong nước có thu khoản tiền này thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị từ chối cung ứng lao động sang Nhật.

 

Thêm nhiều cơ hội cho người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật. (Ảnh minh họa)

Cùng đó, là một số chế độ  mới mà Chính phủ Nhật Bản dành cho người lao động như: Sau 1-2 tháng nhập cảnh, tham gia khóa học bổ trợ tiếng Nhật, kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật nước sở tại, người lao động sẽ được chuyển sang chế độ lưu trú thực tập kỹ năng. Điều này đồng nghĩa với việc họ được xác lập tư cách lao động, có tư cách quan hệ lao động, được đối xử như lao động bản địa.

Tiếp theo đó, khi đã trải qua thời gian thực tập kỹ năng, người lao động sẽ được ký kết hợp đồng lao động, được làm thêm giờ và trả lương cùng các chế độ bảo hiểm đầy đủ. Mức thu nhập của lao động nhờ thế cũng sẽ được tăng lên khoảng 30% sau khi ký hợp đồng lao động.

 

Đây là những tin vui đối với người lao động Việt Nam, bởi trước đó khoản tiền bảo lãnh hợp đồng lên tới trên 10.000 USD là một cửa ải khó vượt qua đối với nhiều người. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay các đơn hàng tuyển tu nghiệp sinh đi tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản xin thẩm định ngày càng tăng.

Cụ thể, với loại hợp đồng 1 năm (chi phí khoảng 1.500USD), lương cơ bản 70.000 yên/tháng (tương đương 14 triệu đồng/tháng). Hợp đồng 3 năm (chi phí khoảng 5.000USD), lương cơ bản năm thứ nhất từ 60.000 – 75.000 yên/tháng (khoảng 12 – 15 triệu đồng), năm thứ hai và ba từ 120.000 – 130.000 yên/tháng (24 – 26 triệu đồng) không kể tiền làm thêm giờ.

Tuy nhiên, xung quanh những quy định mới từ phía Chính phủ Nhật Bản, một số DN đã đưa lao động ra thị trường này lại bày tỏ lo ngại về khả năng bỏ trốn (đi làm thêm trái phép) của lao động Việt trên đất Nhật. Đại diện Một DN cho biết, chính khoản tiền đặt cọc lớn trước khi xuất khẩu lao động đã khiến tình trạng này được cải thiện rất nhiều.  

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *