Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết tại buổi đối thoại trực tuyến về công tác an sinh xã hội ngày 19-12, trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến chính sách an sinh xã hội. |
Trong khi cắt giảm các loại chi tiêu khác thì trong lĩnh vực an sinh xã hội không những không cắt giảm mà còn tăng lên. Hiện tổng số vốn ngân sách trung ương đã bố trí để hỗ trợ thực hiện chương trình theo Nghị quyết 30a kể từ năm 2008 là 8.535 tỷ đồng, trong đó cho đầu tư là 6.493 tỷ đồng còn lại là vốn sự nghiệp, giúp các huyện nghèo chủ động giải quyết các khó khăn trên địa bàn. Bên cạnh vốn ngân sách, Chính phủ dành ưu tiên trong phân bổ vốn trái phiếu, vốn ODA cho các huyện nghèo. Với tổng số kinh phí 22.000 tỷ đồng trong 3 năm, bình quân mỗi huyện được bố trí 118 tỷ đồng một năm. Ngoài ra, Chính phủ đã có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ kinh phí cho công tác giảm nghèo. Nhờ đó, năm 2011, trong điều kiện rất khó khăn, các doanh nghiệp cũng đã hỗ trợ các huyện nghèo 350 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng, phát triển cơ sở sản xuất. Ngoài ra, các phong trào huy động cộng đồng, dân cư, dòng tộc tham gia hỗ trợ giảm nghèo được triển khai. Đáng chú ý, trong năm 2011 công tác xuất khẩu lao động đã đạt được kết quả khá khả quan, mục tiêu đưa 87 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài đã cán đích. Dự kiến năm 2012, phấn đấu đưa 100 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết cần củng cố các thị trường truyền thống như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Thứ hai, đẩy mạnh khai thác các thị trường mới, ví dụ vừa rồi, sau khi các nước Trung Đông ổn định, chúng ta lại tiếp tục triển khai đưa lao động sang làm việc tại các nước có nhu cầu. Thứ ba, quan tâm nâng cao chất lượng lao động, nhất là lao động làm việc tại các nước có thu nhập cao. Những chính sách khác như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết chế độ người có công được quan tâm và triển khai mạnh mẽ. Nhờ đó, đến nay, có trên 9,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng mới bình quân 400.000 người/năm. BHXH tự nguyện đạt gần 90.000 người, tăng mới bình quân 25.500 người/năm và bảo hiểm thất nghiệp trên 7,6 triệu người, tăng mới bình quân 885.000 người/năm; tiếp nhận và giải quyết chế độ (BHXH bắt buộc) cho hơn 600.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng; hơn 2,4 triệu người hưởng trợ cấp BHXH một lần… Nhờ thực hiện các biện pháp đồng bộ trên, tỷ lệ giảm nghèo đã đạt 5% một năm (mục tiêu đề ra 4%).Tại buổi họp trực tuyến, vấn đề quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Theo báo cáo của các sở lao động – thương binh và xã hội, tính đến tháng 9-2011, ở Việt Nam có 78.440 người nước ngoài làm việc, trong đó 41.529 người được cấp giấy phép. Số không thuộc diện được cấp giấy phép (tức là vào Việt Nam làm việc dưới 3 tháng) là 5.581 người, số còn lại chưa được cấp giấy phép, đang làm thủ tục chiếm khoảng 30%. Do đó, để quản lý chặt lao động ngoài nước làm việc tại Việt Nam Bộ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương rà soát, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật. Thời gian tới, theo Bộ trưởng Phạm Hải Chuyền, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trước hết, xây dựng Luật Việc làm, trong đó có nội dung quan trọng về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm xây dựng Luật Xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu quy định cụ thể vấn đề lao động từ khâu mời thầu, dự thầu, chấm thầu, thực hiện gói thầu các nhà thầu nước ngoài.Cũng tại buổi trực tuyến Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận rằng, một số mục tiêu về an sinh xã hội chưa đem lại hiệu quả như đã đề ra. Cụ thể mục tiêu đào tạo nghề cho 1 triệu nông dân mỗi năm đã không đạt; đây là Đề án khó, vì đào tạo lao động nông thôn chủ yếu là đào tạo nghề, dưới 3 tháng…
L.H(Bao Daidoanket.vn) |
Thời gian làm việc
T2 - T7 | 8:00 - 17:00