Xuất khẩu lao động Đài Loan, Nhật Bản. Con đường thoát nghèo cho người Việt

Tại một xã vùng cao biên giới của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, hiện còn gặp nhiều khó khăn và tỉ lệ hộ nghèo cao so với các khu vực khác trong địa bàn tỉnh. Người dân nơi đây chủ yếu làm nông không có nghề phụ. Trước đây, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn nhưng đến nay, đời sống nhiều hộ dân trong huyện đang dần cải thiện nhờ có nguồn thu nhập từ việc tham gia xuất khẩu lao động, làm việc ở nước ngoài.

bà Phùng Lở Mẩy một người dân sinh sống tại xã Mồ Sì San cho biết rằng: “Thời gian trước gia đình khó khăn lắm, sau chồng tôi đi xuất khẩu lao động thấy có tiền nên đi lại đi lần hai. Con trai và con rể cũng mới đi. Giờ tháng nào chồng con cũng gửi tiền về. Cuộc sống bớt khó khăn, mình cũng đang làm nhà để ở”.

Giai đoạn 2017 – 2022, toàn tỉnh Lai Châu đã đưa 673 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng 45,36% so với giai đoạn 2011 – 2016. Phần lớn lao động địa phương được các thị trường tiếp nhận đánh giá là có tố chất cần cù, thông minh, khéo tay, nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, năng động, sáng tạo, làm việc năng suất, chất lượng, tích cực quảng bá bản sắc văn hóa, hình ảnh con người Lai Châu nói riêng và đất nước nói chung đến bạn bè quốc tế.

Để người lao động tại các xã, huyện nghèo thuộc tỉnh Lai Châu có cơ hội tiếp cận với thị trường việc làm ngoài nước, đặc biệt các thị trường Đài Loan, Nhật Bản đang có nhiều lao động Việt làm việc. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã tổ chức nhiều chương trình để gặp gỡ trực tiếp người dân, thông tin chính thống về cơ hội và tiềm năng phát triển việc làm tại nước ngoài.

Việc đi lao động ở nước ngoài không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bản thân người lao động và gia đình mà còn đưa về nguồn ngoại tệ đáng kể và kinh nghiệm sản xuất cho địa phương.

Vì vậy, tỉnh Lai Châu phấn đấu mỗi xã tuyên truyền, thuyết phục từ 5-10 người đi làm việc ở các nước, đồng thời cũng sẽ cố gắng tìm thêm thị trường lao động.

Ngoài ra, đưa người đi làm việc ở nước ngoài cũng đang được các địa phương của tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng, với 53% dân số trong độ tuổi lao động, Lào Cai được đánh giá là thị trường tiềm năng về xuất khẩu lao động. Nhất là trong bối cảnh hàng chục nghìn lao động phổ thông mất việc do dịch Covid-19. Xuất khẩu lao động theo con đường chính ngạch được xem là một trong những giải pháp an toàn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Công ty EXIMCO (CEMA GROUP) đã tổ chức tư vấn và cung cấp những thông tin chính thống và đáng tin cậy về cơ hội việc làm ở nước ngoài, giúp người lao động ở các huyện nghèo của tỉnh Lào Cai được tiếp cận những cơ hội việc làm mới hơn, đa dạng hơn.

Lào Cai xác định đây là một trong những phương án giải quyết việc làm hữu hiệu, giúp các hộ gia đình tích lũy được nguồn vốn, cũng như những kiến thức, kỹ năng sau quá trình lao động ở nước ngoài.

Tỉnh Lào Cai đã thành lập được Trung tâm Thông tin, tư vấn và hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 61.000 lao động, trong đó có 3.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Công ty EXIMCO (CEMA GROUP) đã có buổi làm việc và trao đổi trực tiếp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Lào Cai, cùng đưa ra những giải pháp và kế hoạch triển khai thông tin việc làm đến người lao động trong địa bàn tỉnh.

Tăng cường hỗ trợ việc làm là một trong những hoạt động triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2022, gọi tắt là Quyết định số 90.

Đối tượng bao gồm:

– Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

– Người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Nội dung:

– Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu;

– Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc

– Hỗ trợ giao dịch việc làm;

– Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

– Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động;

Theo đó, là cơ sở để người lao động trong nước phát huy năng lực và tinh thần làm việc cần cù ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào. Cải thiện cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của địa phương cũng như cả nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *